Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương


HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG và CÁC KHOẢN TRÍC THEO LƯƠNG

I.  Phân loại tiền lương
 Doanh nghiệp có nhiều loại lao động khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán kế toán cần thiết phải tiến hành phân loại theo các nhóm khác nhau.
            1.  Phân loại theo thời gian lao động
  1. Thường xuyên: Là toàn bộ tiền lương trả cho những lao động thường xuyên có trong danh sách lương công ty
  2. Lương thời vụ: Là loại tiền lương trả cho người lao động tạm thời mang tính thời vụ.
            2.  Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất
  1. Lương trực tiếp: là phần tiền lương trả cho Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phận nhân công trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm và thực hiện các lao vụ dịch vụ.
  2. Lương gián tiếp: là phần lương trả cho người lao động gián tiếp sản xuất, hay là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như bộ phận quản lý, hành chính, kế toán…
II.  Hình thức tiền lương
            *  Tiền lương theo thời gian, ngày, tháng, giờ.
  1. Tiền lương theo tháng là tiền lương trả cố định theo tháng cho người làm cố định trên cơ sở hợp đồng, tháng lương, bậc lương cơ bản do nhà nước quy định.
  2. Tiền lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo chế độ.
  3.  Tiền lương giờ là tiền lương trả cho một người làm việc và tính bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày.
            *  Tiền lương tính theo sản phẩm
  1. Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp là tiền lương phải trả cho người lao động tính trực tiếp cho sản phẩm đã hoàn thành đúng quy cách, chất lượng và đơn giá tiền lương theo sản phẩm quy định.
  2. Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp là tiền lương trả cho người lao động ở bộ phận vận hành máy móc hoặc vận chuyển nguyên vật liệu hoặc thành phẩm.
  3.  Tiền lương theo sản phẩm có thưởng có phạt là tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp, ngoài ra còn được thưởng về chất lượng tốt, năng suất cao và tiết kiệm vật tư, nhiên liệu, phạt khi bị vi phạm theo các quy định của công ty.
            * Quỹ tiền lương
  1. Là toàn bộ tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian làm việc mà doanh nghiệp đã quy định cho họ theo hợp đồng bao gồm lương chính, phụ cấp các loại.
  2. Tiền lương chính là tiền lương phải trả bao gồm lương cơ bản nhân hệ số tiền lương cộng các khoản phụ cấp theo lương cộng tiền mức thưởng cộng tiền làm thêm giờ.
  3.  Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động không làm nghiệp vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định.
            *Lương làm thêm giờ :
Lương ngoài giờ = Đơn giá lương giờ x Tỉ lệ tính lương ngoài giờ
Đơn giá lương giờ = Tổng lương / 200 giờ
Tỉ lệ lương ngoài giờ làm:
                        - Ngoài giờ hành chính: 150%
                        -  Ngày nghỉ (Thứ 7, chủ nhật): 200%
                        -  Ngày lễ, tết  = 300%
II.  Hạch toán tiền lương
Hàng tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công để tính tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp (lương chính, lương phụ, phụ cấp ăn trưa). Ngoài ra còn căn cứ vào biên bản vào ngừng sản xuất, giấy xin nghỉ phép và một số chứng từ khác.
1.Tài khoản sử dụng:
 TK 334 (Phải trả cho người lao động)
            TK này dùng để thanh toán cho công nhân viên chức của doanh nghiệp về tiền lương cộng các khoản thu nhập của họ.
            Kết cấu Tài khoản
TK 334
- Nợ: Các khoản khấu trừ vào tiền lương, công của người lao động (trừ tiền tạm ứng nếu có) hoặc thanh toán tiền bồi thường thuế TNCN, thu các khoản bảo hiểm theo quy định.
- Số dư Nợ: Trả các khoản cho người lao động
- Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân viên

2. Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công
- Bảng thống kê khối lượng sản phẩm
- Đơn giá tiền lương theo sản phẩm
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc
- Hợp đồng giao khoán
- Danh sách người lao động theo nhóm lao động thời vụ
- Bảng lương đã phê duyệt
- Phiếu chi/ UNC trả lương
- Phiếu lương từng cá nhân
- Bảng tính thuế TNCN
- Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN
- Các quyết định lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng
- Các hồ sơ giấy tờ khác có liên quan
           
3.Quy trình hạch toán:
  1. Tính tiền lương phải trả trong tháng cho người lao động (TK 334)

Tổng số tiền lương bao gồm bảo hiểm, thuế phải trả cho người lao động
                        Nợ TK 154 (QĐ 48)
                        Nợ TK 622 (QĐ 15)
                        Nợ TK 642              6421  (NV bán hàng)  
                                                       6422 (NV QLDN)
                                                            Có TK 334
  1. Trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí) 23% lương đóng bảo hiểm (BHXH 17%, BHYT 3%, BHTN 1%, BHCĐ 2%)
               Nợ TK 6422
                              Có TK 3382 (BHCĐ 2%)
                              Có TK 3383 (BHXH 17%)
                              Có TK 3384 (BHYT 3%)
                              Có TK 3389 (BHTN 1%)

  1. Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động
                        Nợ TK 334 (9,5%)
                              Có TK 3383 (BHXH 7%)
                              Có TK 3384 (BHYT 1,5%)
                              Có TK 3389 (BHTN1%)
  1. Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định
                        Nợ TK 3382 (BHCĐ 2%)
                        Nợ TK 3383 (BHXH 24%)
                        Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)
                        Nợ TK 3389 (BHTN 2%)
                              Có TK 112 (32,5%)

  1. Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
                        Nợ TK 334                  Thuế TNCN
                             Có TK 3335
  1. Thanh toán tiền lương cho công nhân viên


Số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác
                             Nợ TK 334                
                                     Có TK 111, 112

           

  1.  
Tổng tiền thuế đã khấu trừ của người lao động trong tháng hoặc quý
Nộp thuế Thu nhập cá nhân (Hồ sơ khai thuế 02/KK-TNCN, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước)
                        Nợ TK 3335                 
                              Có TK 111, 112
           
  1. Nộp BH lên cơ quan bảo hiểm
Nợ TK 3383, 3384, 3389
                           Có TK 111, 112
Nguồn: dayhocketoan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Phần Mềm Kế Toán

Xem thêm về New soft »